Page 40 - BÀI 1
P. 40
thì :
3
C 1 = , 3 14xr 1x 2 = 1 r =
C 2 , 3 14x 2xr 2xr 2 2 r 4
Tỉ số chu vi hai đường tròn bằng 3/4
9
3
3
1 S = , 3 14xr 1xr 2 = 1 r x 1 r = x =
S 2 , 3 14xr 2xr 2 2 r 2 r 4 4 16
CÁC BÀI TOÁN CHỌN LỌC Ở TIỂU HỌC
Bài 1 : Ngày 8 tháng 3 năm 2004 là thứ ba. Hỏi sau 60 năm nữa thì
ngày 8 tháng 3 là thứ mấy ?
Bài giải : Năm thường có 365 ngày (tháng hai có 28 ngày) ; năm nhuận
có 366 ngày (tháng hai có 29 ngày). Kể từ 8 tháng 3 năm 2004 thì sau 60
năm là 8 tháng 3 năm 2064. Cứ 4 năm thì có một năm nhuận. Năm 2004
là năm nhuận, năm 2064 cũng là năm nhuận. Trong 60 năm này có số
năm nhuận là 60 : 4 + 1 = 16 (năm). Nhưng vì đã qua tháng hai của năm
2004 nên từ 8 tháng 3 năm 2004 đến 8 tháng 3 năm 2064 có 15 năm có
366 ngày và 45 năm có 365 ngày. Vì thế 60 năm có số ngày là : 366 x 15
+ 365 x 45 = 21915 (ngày). Mỗi tuần lễ có 7 ngày nên ta có 21915 : 7 =
3130 (tuần) và dư 5 ngày. Vì 8 tháng 3 năm 2004 là thứ ba nên 8 tháng 3
năm 2064 là chủ nhật.
Bài 2 : Cho tổng : 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + ... + 49 + 50.
Liệu có thể liên tục thay hai số bất kì bằng hiệu của chúng cho tới khi
được kết quả là 0 hay không ?
Bài giải : Ta đặt A = 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + ... + 49 + 50.
Dãy số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 50 có 50 số, trong đó số các số lẻ bằng
số các số chẵn nên có 50 : 2 = 25 (số lẻ). Vậy A là một số lẻ. Gọi a và b là
hai số bất kì của A, khi thay tổng a + b bằng hiệu a - b thì A giảm đi : (a +
b) - (a - b) = 2 x b tức là giảm đi một số chẵn. Hiệu của một số lẻ và một
số chẵn luôn là một số lẻ nên sau mỗi lần thay, tổng mới vẫn là một số lẻ.
Vì vậy không bao giờ nhận được kết quả là 0.
Bài 3 : Viết liên tiếp các số từ trái sang phải theo cách sau : Số đầu
40